Phật pháp ứng dụng Một giọt nước

Thiền sư Gisan bảo một thiền sinh trẻ tuổi xách đến cho ngài một thùng nước để hòa lạnh bồn tắm.


Thiền sinh mang đến một thùng nước, và sau khi làm lạnh bớt bồn tắm y đổ phần còn lại ra đất.


"Ðồ ngu!" sư phụ mắng đệ tử. "Sao con không tưới nó vào các cây? Con có quyền gì mà phí phạm ngay cả một giọt nước trong chùa này?"


Thiền sư trẻ đốn ngộ ngay lúc ấy. Y đổi pháp danh thành Tekisui, nghĩa là một giọt nước.


Xem thêm:

Một giọt nước

Phật pháp ứng dụng Một giọt nước

Thiền sư Gisan bảo một thiền sinh trẻ tuổi xách đến cho ngài một thùng nước để hòa lạnh bồn tắm.


Thiền sinh mang đến một thùng nước, và sau khi làm lạnh bớt bồn tắm y đổ phần còn lại ra đất.


"Ðồ ngu!" sư phụ mắng đệ tử. "Sao con không tưới nó vào các cây? Con có quyền gì mà phí phạm ngay cả một giọt nước trong chùa này?"


Thiền sư trẻ đốn ngộ ngay lúc ấy. Y đổi pháp danh thành Tekisui, nghĩa là một giọt nước.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thư cho người sắp chết

Bassui viết bức thư sau cho một trong những đệ tử của ngài sắp viên tịch:


"Chân tâm của con không hề được sinh, nên nó không bao giờ diệt.
Nó không phải là một hiện thực, dù bị hũy hoại. Nó không hẳn là hư không, như một khoảng trống. Nó không sắc không tướng. Nó không thọ vui hay cam khổ."


Ta biết rằng con đang bị bệnh nặng. Như một thiền sinh giỏi, con hãy quán chiếu đến chứng bệnh đó. Con có thể không hiểu ai đang đau khổ, mà tự hỏi mình: Cái gì là chân tâm? Chỉ quán tưởng đến điều này. Con chẳng cần gì khác. Chẳng ham muốn điều chi. Phút cuối của con xem như vô hạn chỉ giống như một mảnh tuyết tan trong tịnh độ.

Xem thêm:

Thư cho người sắp chết

Phật pháp ứng dụng Thư cho người sắp chết

Bassui viết bức thư sau cho một trong những đệ tử của ngài sắp viên tịch:


"Chân tâm của con không hề được sinh, nên nó không bao giờ diệt.
Nó không phải là một hiện thực, dù bị hũy hoại. Nó không hẳn là hư không, như một khoảng trống. Nó không sắc không tướng. Nó không thọ vui hay cam khổ."


Ta biết rằng con đang bị bệnh nặng. Như một thiền sinh giỏi, con hãy quán chiếu đến chứng bệnh đó. Con có thể không hiểu ai đang đau khổ, mà tự hỏi mình: Cái gì là chân tâm? Chỉ quán tưởng đến điều này. Con chẳng cần gì khác. Chẳng ham muốn điều chi. Phút cuối của con xem như vô hạn chỉ giống như một mảnh tuyết tan trong tịnh độ.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mười vị kế thừa

Các thiền sinh đều nguyện rằng dù có bị chết bởi thầy mình, họ vẫn quyết một lòng học Thiền. Thường thì họ hay cắt một ngón tay để chứng cho lời nguyện. Thời bấy giờ lời nguyện trở nên một qui luật, cho nên thiền sinh nào chết bởi tay của Ekido đều được cho là kẻ tử đạo.


Ekido trở nên một thiền sư khắc nghiệt. Môn đồ đều khiếp vía. Có một thền sinh trực đánh chuông điểm giờ, lở quên gióng chày chỉ vì mắt bị thu hút bởi một cô gái đẹp thoáng đi qua cổng chùa.
 

Ngay lúc đó Ekido, đứng phía sau đánh cho một roi và vị thiền sinh vì kinh hãi ngã ra chết ngay.
 

Viên giám thị, nghe chuyện đến gặp Ekido. Không phiền trách gì thiền sư, ông ta lại khen sự nghiêm khắc của thầy. Thái độ của Ekido vẫn bình thản cứ như thiền sinh kia vẫn còn sống.

Sau tai nạn đó, ngài đã đào tạo ra được mười vị liễu ngộ kế thừa, một con số khác thường.


Xem thêm:

Mười vị kế thừa

Phật pháp ứng dụng Mười vị kế thừa

Các thiền sinh đều nguyện rằng dù có bị chết bởi thầy mình, họ vẫn quyết một lòng học Thiền. Thường thì họ hay cắt một ngón tay để chứng cho lời nguyện. Thời bấy giờ lời nguyện trở nên một qui luật, cho nên thiền sinh nào chết bởi tay của Ekido đều được cho là kẻ tử đạo.


Ekido trở nên một thiền sư khắc nghiệt. Môn đồ đều khiếp vía. Có một thền sinh trực đánh chuông điểm giờ, lở quên gióng chày chỉ vì mắt bị thu hút bởi một cô gái đẹp thoáng đi qua cổng chùa.
 

Ngay lúc đó Ekido, đứng phía sau đánh cho một roi và vị thiền sinh vì kinh hãi ngã ra chết ngay.
 

Viên giám thị, nghe chuyện đến gặp Ekido. Không phiền trách gì thiền sư, ông ta lại khen sự nghiêm khắc của thầy. Thái độ của Ekido vẫn bình thản cứ như thiền sinh kia vẫn còn sống.

Sau tai nạn đó, ngài đã đào tạo ra được mười vị liễu ngộ kế thừa, một con số khác thường.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Sứ quân ngu đần

Hai vị thiền sư tên là Daigu và Gudo được một sứ quân cho mời đến. Vừa gặp, Gudo bảo với sứ quân: "Ngài có bản chất thông minh và một khả năng bẩm sinh học được Thiền."


"Nói nhảm," Daigu nói. "Tại sao ngài lại tâng bốc kẻ ngu đần này? Y có thể là một sứ quân, nhưng lại không hiểu tí gì về Thiền."


Sau đó thay vì xây một ngôi chùa cho Gudo, vị sứ quân lại xây cho Daigu và theo học thiền với ngài.


Xem thêm:

Sứ quân ngu đần

Phật pháp ứng dụng Sứ quân ngu đần

Hai vị thiền sư tên là Daigu và Gudo được một sứ quân cho mời đến. Vừa gặp, Gudo bảo với sứ quân: "Ngài có bản chất thông minh và một khả năng bẩm sinh học được Thiền."


"Nói nhảm," Daigu nói. "Tại sao ngài lại tâng bốc kẻ ngu đần này? Y có thể là một sứ quân, nhưng lại không hiểu tí gì về Thiền."


Sau đó thay vì xây một ngôi chùa cho Gudo, vị sứ quân lại xây cho Daigu và theo học thiền với ngài.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thời giờ là châu báu

Một Sứ quân hỏi Takuan, một vị thiền sư, một lời khuyên cách dùng thì giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy thời gian trôi lâu quá, suốt ngày ngồi cứng người ở trướng để mọi người bái kiến.


Takuan viết tám chữ Hán để trao lại:


Một ngày không có hai
Thời giờ là châu báu.
Ngày này không hề trở lại
Mỗi phút đáng giá một viên ngọc quí.


Xem thêm:

Thời giờ là châu báu

Phật pháp ứng dụng Thời giờ là châu báu

Một Sứ quân hỏi Takuan, một vị thiền sư, một lời khuyên cách dùng thì giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy thời gian trôi lâu quá, suốt ngày ngồi cứng người ở trướng để mọi người bái kiến.


Takuan viết tám chữ Hán để trao lại:


Một ngày không có hai
Thời giờ là châu báu.
Ngày này không hề trở lại
Mỗi phút đáng giá một viên ngọc quí.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Hoàng hôn về, đem theo một ít u buồn vơ vẩn. Theo gió nam, chim nhạn bay từng đàn lẻ tẻ, đàn chim nhạn bay về trong khói sương chiều ảm đạm cánh mỏi chưa tìm được chỗ trú chân trong một ngày gió bạt mưa ngàn. Mưa đã tạnh, gió đã yên, những lá rụng đầy đường đang than thở với ánh dương tà còn sót lại. Cảnh tượng đượm màu hoang tàn và thê thảm.
Phật pháp ứng dụng Tình thường

Ngồi bên song cửa, nàng Liên Hoa bâng khuâng nhìn trời với một mối u buồn khôn xiết. Ðôi mắt nàng chạm phải cảnh tượng thê lương của buổi chiều vàng, cũng như lòng nàng chạm phải một cảnh đời oan trái.

Vâng, cảnh đời oan trái quá! Bao nhiêu là phỉnh phờ và bao nhiêu là dối gạt! Lòng nàng còn tươi thắm được không, khi đã bị gió mây u sầu bao phủ. Lòng người sâu độc và phũ phàng. Sắc nước hương trời mà làm chi, lâu đài vàng bạc có giá trị gì, khi lòng người phụ bạc! Ngón đàn tuyệt diệu của nàng không còn khêu gợi được những mảnh tình tan vỡ. Người mà nàng chắc chắn sẽ ngàn năm sum hợp, thì nay đã ghét bỏ nàng. 


Ðã bao nhiêu lần như thế, và cũng đã bao nhiêu lần những buổi chiều vàng tan tác về trên cảnh vật. Tình yêu trời ơi! Tình yêu thương chỉ là man trá nhất thời. Tình yêu là gì? Nếu không phải là những cánh nhạn bay qua, chỉ để lại trên mặt hồ, trên trái tim nàng, những u buồn thất vọng? Tình yêu mong manh quá! Trái tim nàng hình như thắt lại. Ðời còn có nghĩa gì với một kiếp hồng nhan bạc phận như nàng? 

Cảnh vật đã nhuộm màu đen tối. Ðêm xuống giữa cảnh vật và xuống giữa tâm hồn nàng. Nàng cảm thấy bơ vơ trống trải. Nàng mến tiếc thời xưa, thời mà nàng còn bé bỏng, sống trong tình thương không giới hạn của mẹ nàng. Tình mẹ thương con, nàng thấy rõ là một tình yêu chân thật, vững bền. Ôi, mẹ nàng còn đâu nữa để an ủi nàng trong phút đau đớn này. Tìm đâu ra tình thương cao cả và đằm thắm như tình mẹ yêu con.

Nhưng mắt nàng vừa chạm phải một ánh sáng xa xăm. Ừ, trăng đã lên ánh sáng dịu hiền đã lan tràn trên cảnh vật. Nàng cố tìm trong trí nhớ và chắc rằng một tình thương bao la như ánh trăng hiền hậu vẫn còn có ở đời này. Ðâu đó, người ta ca ngợi tình thương. Phải rồi, tình thương của bậc giác ngộ ra đời, thấm nhuần muôn vật. Mắt nàng sáng lên, như nhìn thấy ngôi sao cứu tinh hiện lên ở chân trời rực rỡ. 


Người đang gieo rắc tình thương cao rộng bao la, chính là bực giác ngộ, là Phật đà. Tình thương nhân thế mong manh, nhưng tình bác ái của đạo vàng vẫn trường cửu và bao la cao rộng. Nụ cười thế nhân mong manh quá, nhưng nụ cười Ðức Phật còn mãi hiền hậu với tất cả mọi loài. Nụ cười ấy có một cái gì giống với nụ cười mẹ yêu con tha thiết. Nàng thấy rõ: trú địa an tịnh là dưới ánh đạo vàng mà Ðức Phật còn đang gieo rắc quanh Ngài. 

Nàng sẽ đến dưới tình thương Ðức Phật. Tìm được nơi nương dựa cho tâm hồn, nàng thấy lòng nàng êm tịnh. Ngày mai, nàng sẽ đến với tình thương cao cả của Ngài, và như đứa con thơ, nàng sẽ được an lành dưới nụ cười êm dịu của người mẹ hiền.
 

Sáng hôm sau, trời mới tinh sương, Liên Hoa đã vội vàng lên đường. Ðường về Cấp Cô Ðộc không xa nhưng nàng muốn đến nơi trước giờ ngọ nắng nung người. Nàng đi với một niềm tin tưởng ở Lòng Từ Bi không bến hạn của Ðức Thế Tôn. Mặt trời lên cao, trời đã bắt đầu nóng nực. Nàng Liên Hoa đi nhanh hơn để mau tới đích. Ðược hơn một nửa đường, thì mồ hôi đã thấm ướt áo nàng. Ghé vào một bóng cây to che rợp một hồ sen nước trong như gương, nàng ngồi nghỉ, nước hồ trong quá, nàng đứng lên lại gần vuốt mớ tóc lại để rửa mặt. 

Nước hồ mát rượi, nàng thấy khỏe khoắn và an lành. Vén tà áo sang bên, nàng bỗng thấy trong gương nước hồ trong, mặt nàng duyên dáng tươi lành in trên nền trời xanh biếc, nàng còn trẻ, tóc nàng còn xanh lắm và môi nàng còn thắm như son. Nàng còn xuân quá! Rồi đây xuất gia đầu Phật, nàng đứng yên suy nghĩ - rồi mớ tóc sẽ còn đâu. Sống trong cảnh thanh đạm của người tu hành, nàng thấy còn sớm quá. Ðể năm năm sau cũng còn chưa muộn. Nàng còn trẻ và đẹp biết chừng nào? Gương mặt nàng, biết đâu sẽ đem lại cho nàng một người yêu trong mộng tưởng.

Nghĩ thế và ý muốn quay về ám ảnh đầu óc nàng. Nhưng từ xa một bóng người đi lại. Bóng một thiếu nữ tha thướt trong dáng đi đẹp của hàng quí phái.
 

Liên Hoa giật mình: nàng chưa bao giờ trông thấy một người đẹp như thế! Mắt thiếu nữ trong như gương nước hồ sen, tóc nàng buông xuôi, đẹp như một làn mây mờ và mỏng. Nàng nhẹ tiến về phía nàng Liên Hoa, trên môi đã nở một nụ cười tươi như hoa phù dung buổi sáng.

Liên Hoa yên lặng cúi đầu. Nhưng thiếu nữ đã đến bên. Thiếu nữ cười, tiếng nàng trong như tiếng đàn huyền dịu:

-    Sao chị buồn thế? Chị đi đâu, hẳn chị về Ca Tỳ La? Liên Hoa chợt tỉnh, nàng đáp lời thiếu nữ:

-    Không, tôi về vườn Kỳ Thọ. Thế là hai người quen nhau. Liên Hoa bắt đầu thấy mến thiếu nữ. Ðã lâu, hai người nói chuyện tâm tình, thiếu nữ nhìn Liên Hoa cười và tiếp:

-    Không, sắc đẹp chóng tàn lắm chị ạ. Chỉ có tình thương rộng rãi mới là trường cửu. Tình thương thế nhân en thấy quá mong manh.

Thiếu nữ tỏ vẻ nhọc mệt. Gối đầu lên vai Liên Hoa, nàng lặng yên nghe tiếng sáo diều đâu đây đồng vọng.

Lát lâu, khống thấy thiếu nữ nói gì, Liên Hoa tưởng nàng thiếp ngủ. Nhưng Liên Hoa kêu lên một tiếng khi nàng chạm phải cánh tay lạnh như đồng của thiếu nữ. Nàng đặt đầu thiếu nữ dậy thì, than ôi, người đẹp đã chết rồi! Thân xác nàng đã lạnh ngắt và cứng đờ như gỗ. Hoảng kinh, Liên Hoa vùng dậy mắt nàng trông rõ khuôn mặt thiếu nữ: Còn đâu bao nhiêu vẻ đẹp não nùng! Mặt thiếu nữ xám lại, mắt trắng dã, toàn thân tím lại như xác người để đã bốn năm hôm.

Liên Hoa thở dài. Nàng thoáng thấy lẽ vô thường của kiếp sống đời người. Nở rồi tàn, sắc đẹp trôi theo thời gian tàn tạ. Bao nhiêu ham muốn trở về tiêu tan mất cả. Ý chí xuất gia mạnh mẽ trở lại với nàng. Liên Hoa đặt người bạn xấu số bên bóng cây già rồi vội vã ra đi về vườn Kỳ Thọ.

Mãi bước hướng về nơi chủ đích, Liên Hoa không còn nhìn lui lại phía sau. Nàng có ngờ đâu, thiếu nữ đã đứng dậy hồi nào. Thiếu nữ đứng lên, nhìn theo Liên Hoa khuất dạng trong bóng cây rậm rạp. Hình như đã hiểu sự thay đổi trong tâm hồn Liên Hoa, nàng mỉm cười đắc chí. Nàng chép miệng: “Bao nhiêu thế nhân, khi chạm phải luật vô thường vẫn còn ham muốn không thôi! Than ôi! Tình yêu thế gian là một trò hề điên đảo! Liên Hoa sẽ được an lành dưới bóng Ðức Từ Phụ. Nàng sẽ chứng được đạo mầu.”

Trong khi ấy, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng hồng chung giờ ngọ đã từ Kỳ Viên bay lại, ngân nga trong gió…


Xem thêm:

Tình thường

Hoàng hôn về, đem theo một ít u buồn vơ vẩn. Theo gió nam, chim nhạn bay từng đàn lẻ tẻ, đàn chim nhạn bay về trong khói sương chiều ảm đạm cánh mỏi chưa tìm được chỗ trú chân trong một ngày gió bạt mưa ngàn. Mưa đã tạnh, gió đã yên, những lá rụng đầy đường đang than thở với ánh dương tà còn sót lại. Cảnh tượng đượm màu hoang tàn và thê thảm.
Phật pháp ứng dụng Tình thường

Ngồi bên song cửa, nàng Liên Hoa bâng khuâng nhìn trời với một mối u buồn khôn xiết. Ðôi mắt nàng chạm phải cảnh tượng thê lương của buổi chiều vàng, cũng như lòng nàng chạm phải một cảnh đời oan trái.

Vâng, cảnh đời oan trái quá! Bao nhiêu là phỉnh phờ và bao nhiêu là dối gạt! Lòng nàng còn tươi thắm được không, khi đã bị gió mây u sầu bao phủ. Lòng người sâu độc và phũ phàng. Sắc nước hương trời mà làm chi, lâu đài vàng bạc có giá trị gì, khi lòng người phụ bạc! Ngón đàn tuyệt diệu của nàng không còn khêu gợi được những mảnh tình tan vỡ. Người mà nàng chắc chắn sẽ ngàn năm sum hợp, thì nay đã ghét bỏ nàng. 


Ðã bao nhiêu lần như thế, và cũng đã bao nhiêu lần những buổi chiều vàng tan tác về trên cảnh vật. Tình yêu trời ơi! Tình yêu thương chỉ là man trá nhất thời. Tình yêu là gì? Nếu không phải là những cánh nhạn bay qua, chỉ để lại trên mặt hồ, trên trái tim nàng, những u buồn thất vọng? Tình yêu mong manh quá! Trái tim nàng hình như thắt lại. Ðời còn có nghĩa gì với một kiếp hồng nhan bạc phận như nàng? 

Cảnh vật đã nhuộm màu đen tối. Ðêm xuống giữa cảnh vật và xuống giữa tâm hồn nàng. Nàng cảm thấy bơ vơ trống trải. Nàng mến tiếc thời xưa, thời mà nàng còn bé bỏng, sống trong tình thương không giới hạn của mẹ nàng. Tình mẹ thương con, nàng thấy rõ là một tình yêu chân thật, vững bền. Ôi, mẹ nàng còn đâu nữa để an ủi nàng trong phút đau đớn này. Tìm đâu ra tình thương cao cả và đằm thắm như tình mẹ yêu con.

Nhưng mắt nàng vừa chạm phải một ánh sáng xa xăm. Ừ, trăng đã lên ánh sáng dịu hiền đã lan tràn trên cảnh vật. Nàng cố tìm trong trí nhớ và chắc rằng một tình thương bao la như ánh trăng hiền hậu vẫn còn có ở đời này. Ðâu đó, người ta ca ngợi tình thương. Phải rồi, tình thương của bậc giác ngộ ra đời, thấm nhuần muôn vật. Mắt nàng sáng lên, như nhìn thấy ngôi sao cứu tinh hiện lên ở chân trời rực rỡ. 


Người đang gieo rắc tình thương cao rộng bao la, chính là bực giác ngộ, là Phật đà. Tình thương nhân thế mong manh, nhưng tình bác ái của đạo vàng vẫn trường cửu và bao la cao rộng. Nụ cười thế nhân mong manh quá, nhưng nụ cười Ðức Phật còn mãi hiền hậu với tất cả mọi loài. Nụ cười ấy có một cái gì giống với nụ cười mẹ yêu con tha thiết. Nàng thấy rõ: trú địa an tịnh là dưới ánh đạo vàng mà Ðức Phật còn đang gieo rắc quanh Ngài. 

Nàng sẽ đến dưới tình thương Ðức Phật. Tìm được nơi nương dựa cho tâm hồn, nàng thấy lòng nàng êm tịnh. Ngày mai, nàng sẽ đến với tình thương cao cả của Ngài, và như đứa con thơ, nàng sẽ được an lành dưới nụ cười êm dịu của người mẹ hiền.
 

Sáng hôm sau, trời mới tinh sương, Liên Hoa đã vội vàng lên đường. Ðường về Cấp Cô Ðộc không xa nhưng nàng muốn đến nơi trước giờ ngọ nắng nung người. Nàng đi với một niềm tin tưởng ở Lòng Từ Bi không bến hạn của Ðức Thế Tôn. Mặt trời lên cao, trời đã bắt đầu nóng nực. Nàng Liên Hoa đi nhanh hơn để mau tới đích. Ðược hơn một nửa đường, thì mồ hôi đã thấm ướt áo nàng. Ghé vào một bóng cây to che rợp một hồ sen nước trong như gương, nàng ngồi nghỉ, nước hồ trong quá, nàng đứng lên lại gần vuốt mớ tóc lại để rửa mặt. 

Nước hồ mát rượi, nàng thấy khỏe khoắn và an lành. Vén tà áo sang bên, nàng bỗng thấy trong gương nước hồ trong, mặt nàng duyên dáng tươi lành in trên nền trời xanh biếc, nàng còn trẻ, tóc nàng còn xanh lắm và môi nàng còn thắm như son. Nàng còn xuân quá! Rồi đây xuất gia đầu Phật, nàng đứng yên suy nghĩ - rồi mớ tóc sẽ còn đâu. Sống trong cảnh thanh đạm của người tu hành, nàng thấy còn sớm quá. Ðể năm năm sau cũng còn chưa muộn. Nàng còn trẻ và đẹp biết chừng nào? Gương mặt nàng, biết đâu sẽ đem lại cho nàng một người yêu trong mộng tưởng.

Nghĩ thế và ý muốn quay về ám ảnh đầu óc nàng. Nhưng từ xa một bóng người đi lại. Bóng một thiếu nữ tha thướt trong dáng đi đẹp của hàng quí phái.
 

Liên Hoa giật mình: nàng chưa bao giờ trông thấy một người đẹp như thế! Mắt thiếu nữ trong như gương nước hồ sen, tóc nàng buông xuôi, đẹp như một làn mây mờ và mỏng. Nàng nhẹ tiến về phía nàng Liên Hoa, trên môi đã nở một nụ cười tươi như hoa phù dung buổi sáng.

Liên Hoa yên lặng cúi đầu. Nhưng thiếu nữ đã đến bên. Thiếu nữ cười, tiếng nàng trong như tiếng đàn huyền dịu:

-    Sao chị buồn thế? Chị đi đâu, hẳn chị về Ca Tỳ La? Liên Hoa chợt tỉnh, nàng đáp lời thiếu nữ:

-    Không, tôi về vườn Kỳ Thọ. Thế là hai người quen nhau. Liên Hoa bắt đầu thấy mến thiếu nữ. Ðã lâu, hai người nói chuyện tâm tình, thiếu nữ nhìn Liên Hoa cười và tiếp:

-    Không, sắc đẹp chóng tàn lắm chị ạ. Chỉ có tình thương rộng rãi mới là trường cửu. Tình thương thế nhân en thấy quá mong manh.

Thiếu nữ tỏ vẻ nhọc mệt. Gối đầu lên vai Liên Hoa, nàng lặng yên nghe tiếng sáo diều đâu đây đồng vọng.

Lát lâu, khống thấy thiếu nữ nói gì, Liên Hoa tưởng nàng thiếp ngủ. Nhưng Liên Hoa kêu lên một tiếng khi nàng chạm phải cánh tay lạnh như đồng của thiếu nữ. Nàng đặt đầu thiếu nữ dậy thì, than ôi, người đẹp đã chết rồi! Thân xác nàng đã lạnh ngắt và cứng đờ như gỗ. Hoảng kinh, Liên Hoa vùng dậy mắt nàng trông rõ khuôn mặt thiếu nữ: Còn đâu bao nhiêu vẻ đẹp não nùng! Mặt thiếu nữ xám lại, mắt trắng dã, toàn thân tím lại như xác người để đã bốn năm hôm.

Liên Hoa thở dài. Nàng thoáng thấy lẽ vô thường của kiếp sống đời người. Nở rồi tàn, sắc đẹp trôi theo thời gian tàn tạ. Bao nhiêu ham muốn trở về tiêu tan mất cả. Ý chí xuất gia mạnh mẽ trở lại với nàng. Liên Hoa đặt người bạn xấu số bên bóng cây già rồi vội vã ra đi về vườn Kỳ Thọ.

Mãi bước hướng về nơi chủ đích, Liên Hoa không còn nhìn lui lại phía sau. Nàng có ngờ đâu, thiếu nữ đã đứng dậy hồi nào. Thiếu nữ đứng lên, nhìn theo Liên Hoa khuất dạng trong bóng cây rậm rạp. Hình như đã hiểu sự thay đổi trong tâm hồn Liên Hoa, nàng mỉm cười đắc chí. Nàng chép miệng: “Bao nhiêu thế nhân, khi chạm phải luật vô thường vẫn còn ham muốn không thôi! Than ôi! Tình yêu thế gian là một trò hề điên đảo! Liên Hoa sẽ được an lành dưới bóng Ðức Từ Phụ. Nàng sẽ chứng được đạo mầu.”

Trong khi ấy, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng hồng chung giờ ngọ đã từ Kỳ Viên bay lại, ngân nga trong gió…


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tĩnh vật

có chuông, còn mõ - thiếu đôi?
Phật nằm thư thái khuất môi vĩnh hằng 

bạch đào thêm sáng ánh đèn

khói trà tan những vết hằn ưu tư 

cổ đeo chuỗi hạt hiền từ

như người vàng áo thi thư ấm tình 

mươi cuốn sách đứng lặng thinh 
trống đồng, họa phẩm hữu hình vô âm 
tất cả thỏa hiệp đồng lòng

cùng người hóa tĩnh vật nằm bình yên 

bàn tay bấm ảnh có duyên

biết giữ lại phút tâm thiền sớm mai 

vượt qua nhiều chặng bi ai

an nhàn bù trả đêm dài mê chuông 

sao như còn phảng phất buồn?

mơ hồn núi Ngự sông Hương ngàn trùng 

tĩnh vật hẳn biết hình dung

biết ưu tư biết nhớ nhung mơ màng 

người xem ảnh chợt ngỡ ngàng
thấy mình từ động chuyển sang tĩnh rồi


Xem thêm:

Tĩnh vật

Phật pháp ứng dụng Tĩnh vật

có chuông, còn mõ - thiếu đôi?
Phật nằm thư thái khuất môi vĩnh hằng 

bạch đào thêm sáng ánh đèn

khói trà tan những vết hằn ưu tư 

cổ đeo chuỗi hạt hiền từ

như người vàng áo thi thư ấm tình 

mươi cuốn sách đứng lặng thinh 
trống đồng, họa phẩm hữu hình vô âm 
tất cả thỏa hiệp đồng lòng

cùng người hóa tĩnh vật nằm bình yên 

bàn tay bấm ảnh có duyên

biết giữ lại phút tâm thiền sớm mai 

vượt qua nhiều chặng bi ai

an nhàn bù trả đêm dài mê chuông 

sao như còn phảng phất buồn?

mơ hồn núi Ngự sông Hương ngàn trùng 

tĩnh vật hẳn biết hình dung

biết ưu tư biết nhớ nhung mơ màng 

người xem ảnh chợt ngỡ ngàng
thấy mình từ động chuyển sang tĩnh rồi


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý. Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.

Trước hết, nói về tính chủ quyền quốc gia, Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù ngàn năm đô hộ của giặc Tàu nhưng tổ tiên chúng ta cũng từng xả thân bảo vệ để giữ gìn non sông xã tắc. Đối trước một quốc gia đông dân số mạnh như Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị thất bại trước tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Tư tưởng chủ đạo vượt qua mọi thế thống trị đó là tinh thần yêu nước và sức mạnh hòa hợp ý chí toàn dân. Vua hay chính quyền lãnh đạo cũng vì quyền lợi thiết thực của người dân để thi hành mọi lĩnh vực bao gồm đạo đức, chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng… 



Phật pháp ứng dụng Phật Giáo Việt Nam trước nổi đau của dân tộc

Một xã hội tốt đẹp là đáp ứng nguyện vọng mưu cầu hạnh phúc của người dân. Chính vì quyền lợi chung cho dân tộc mà tạo được niềm tin quần chúng, ý chí toàn dân là sự tổng hợp sức mạnh lớn nhất để quyết định tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm. Đức Phật dạy rõ trong kinh Tăng Chi về bảy pháp gồm bảy điều kiện để một quốc gia hưng thịnh. Trong pháp ấy, nhấn mạnh tinh thần: Hòa hợp, tôn trọng dân chủ, dân quyền, xây dựng luật pháp nhân bản, tôn trọng quyền sống, quyền bình đẳng, tôn trọng các bậc hiền trí trong đời. (Xem Kinh Tăng Chi Bộ-Phẩm Vajji, HT. Thích Minh Châu dịch).

Khi dân chúng ở Vajji thực hành bảy pháp để tổ chức sức mạnh một quốc gia cho nên vua A Xà Thế không dám dùng âm mưu đánh chiếm mà phải chịu rút lui. Phật giáo Nguyên Thủy đã sớm có tư tưởng hộ quốc an dân theo tinh thần Phật dạy. Các kinh điển Đại thừa phát triển mà các thiền sư ứng dụng phong phú hơn, như Kinh Kim Cang, Bát Nhã, quan điểm: Tất cả pháp là Phật Pháp (Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp). Tinh thần từ bi vô ngã là thể nhập vào xã hội để bảo hộ đời sống hòa bình nhân loại, là tư tưởng chủ đạo dấn thân giúp đời.

Vua Đinh Tiên Hoàng (924- 979), có công dẹp loạn 12 sứ quân, nội loạn này cũng có nguyên nhân từ việc giặc Tàu gieo rắc từ trước. Nhà vua chính thức mời thiền sư Khuông Việt nhậm chức Tăng Thống, cố vấn hành chính cho triều đình. Thiền sư cũng giúp Vua Lê Đại Hành trong công tác chính trị và ngoại giao. Điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay cần quan tâm, dùng đạo đức cảm hóa nhân dân, thương dân mới giữ vững đất nước. Lòng dân mến thuận thì mọi thế lực ngoại xâm không còn có chỗ dựa để thôn tín, đồng hóa hay chiếm đoạt đất nước.

Vua Lê Đại Hành (980- 1005), vị vua thời tiền Lê, có công chống giặc Tống phương bắc, dẹp quân Chiêm Thành phương nam để cũng cố đất nước Đại Cồ Việt. Khi Vua hỏi thiền sư Đỗ Thuận (914-990) về vận nước, thiền sư đã trả lời như sau: “ Vận nước như dây quấn. Trời Nam ôm thái bình. Đạo đức ngự cung điện. Muôn xứ hết đao binh” (1) (Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiên lý thái bình. Vô Vi cư điện các. Xứ xứ hết đao binh). Bài: Vận Nước (Quốc Tộ), được xem như bản tuyên ngôn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Vua được xem là thiên tử, người lãnh đạo muôn dân trăm họ, trong tổ chức pháp quyền phong kiến, Vua đứng trên cả thầy và cha mẹ, với tư tưởng “Quân-Sư-Phụ.” Toàn dân ví như mây quấn lại, hướng về Vua lãnh đạo, vua và dân cùng lý tưởng sống vì dân tộc thì quốc gia hùng mạnh, thanh bình.

Thời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên sáng lập triều đại nhà Lý. Vị Vua anh minh này được thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) đào tạo ngay thuở bé và cùng triều thần lập ngôi vua. Thiền sư Vạn hạnh đã từng cố vấn cho vua Lê Đại Hành đánh Tống, thống nhiếp quân Chiêm Thành. Thiền sư năng động, học rộng hiểu nhiều, làm việc đại sự giúp vua bình trị đất nước với lòng bi mẫn của hạnh Bồ Tát. Thiền sư ra đi đã để lại cho hậu thế những lời dạy cao quý của bậc thấu đạt lẽ có không và thịnh suy ở đời: “ Thân như bóng chớp chiều tà. Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời. Sá chi suy thịnh việc đời. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.” (2) (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô) . Các nhà sư xem thân như huyễn, dấn thân cõi đời như huyễn để cứu khổ ban vui.

Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu tiên của thời đại nhà trần, văn võ song toàn, cũng là một thiền sư lỗi lạc, mang tinh thần nhập thế. Năm 1258, đích thân nhà vua đã đích thân lãnh đạo quân đội đánh bật quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước. Ông vận dụng tư tưởng: “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình” (Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm). Tư tưởng Thái Tông trong vai trò lãnh đạo quốc gia, phát huy đạo lý giải thoát trong mọi hoàn cảnh, làm nền tảng cho hình thành phái thiền Trúc Lâm sau này. Thời đại Nhà Trần với các vị vua kế tiếp đều đem hết sức mình cứu nước, cứu dân, đó là niềm tự hào muôn đời cho thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, đất nước chúng ta đang bị quân Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, chiếm dụng đất đai biên giới và hình thức đồng hóa qua các hợp đồng lãnh thổ xây dựng khu dân cư trong lòng đất Việt. Đằng sau quan hệ kinh tế là nạn đe dọa về môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vô số món hàng giả, thực phẩm giả đã ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, người dân đang chịu cảnh sống lo âu và bế tắc. Sự phân hóa rõ rệt trong mọi tầng lớp người dân, một dân tộc hiện tại không còn tự tin về chủ quyền dân tộc thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Vậy bài học vì dân vì nước mà dấn thân bảo vệ là sức mạnh thiêng liêng vốn có ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nếu bỏ dân sẽ mất nước. Ngay trong tiếng nói trung thực để đòi quyền sống người dân hôm nay là thông điệp định hướng cho hành động cứu nguy dân tộc. Đáng lý xem đó là sự nỗ lực đáng khích lệ thay vì đàn áp và ngược đãi.

Hãy hướng về truyền thống cao thượng của tổ tiên, của các bậc anh hùng ái quốc để sống có trách nhiệm với dân tộc. Hãy thương dân, hãy quý dân, hãy vì dân, hãy đồng cảm với nỗi khổ của dân, hãy đồng hành với dân. Không phân biệt tôn giáo, địa vị, ai là người con dân Việt, người có lương tri và ân nghĩa hãy tự nhận thức trước thảm họa giặc Tàu trên đất Việt. Mọi người dân vô tội như đàn cá nhốt trong chảo lớn khi lò lửa nung nóng và cơn đau quằn quại sẽ diễn ra trong vài giây phút sau đó. Dân tộc chúng ta trước thảm họa xâm lược của Trung Quốc hôm nay cũng như thế.

Trong giáo lý Tứ đế, bốn chân lý chắc thực trên hai phương diện chân đế và tục đế thuyết minh cho đạo đức giải thoát trong hiện thực nhân sinh. Truy tìm nguyên nhân khổ đau để loại bỏ là phương pháp nhất quán cho lập trường Phật giáo trong xã hội hiện tại. Một nhà lãnh đạo, một chủ thuyết mù quáng mới chọn lựa con đường xâm lấn, cướp giựt để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước là điều không thể có được. Sự đàn áp, sự che đậy nỗi đau, nỗi khổ của dân là hành động đê hèn vô lương tâm tiếp tay nối giáo cho giặc, nhấn chìm tổ quốc trong lầm than và trong niềm tủi nhục là tội bán nước hại dân.

Người dân là bảo vật của đất nước, người dân cùng khổ đáng được bảo bọc và che chở trước mọi chướng nạn cuộc đời. Tiếng kêu thương của dân là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi nhắc nhở mọi người dân Việt có lương tâm nòi giống hãy vươn lên trước mọi cường quyền ngang trái để giữ gìn đất nước tổ tiên lâu đời gầy dựng và bảo vệ. Đất nước thực sự độc lập và tự do là chiếc nôi kỳ diệu nuôi lớn mọi thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và muôn đời./.


Xem thêm:

Phật Giáo Việt Nam trước nổi đau của dân tộc

Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý. Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.

Trước hết, nói về tính chủ quyền quốc gia, Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù ngàn năm đô hộ của giặc Tàu nhưng tổ tiên chúng ta cũng từng xả thân bảo vệ để giữ gìn non sông xã tắc. Đối trước một quốc gia đông dân số mạnh như Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị thất bại trước tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Tư tưởng chủ đạo vượt qua mọi thế thống trị đó là tinh thần yêu nước và sức mạnh hòa hợp ý chí toàn dân. Vua hay chính quyền lãnh đạo cũng vì quyền lợi thiết thực của người dân để thi hành mọi lĩnh vực bao gồm đạo đức, chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng… 



Phật pháp ứng dụng Phật Giáo Việt Nam trước nổi đau của dân tộc

Một xã hội tốt đẹp là đáp ứng nguyện vọng mưu cầu hạnh phúc của người dân. Chính vì quyền lợi chung cho dân tộc mà tạo được niềm tin quần chúng, ý chí toàn dân là sự tổng hợp sức mạnh lớn nhất để quyết định tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm. Đức Phật dạy rõ trong kinh Tăng Chi về bảy pháp gồm bảy điều kiện để một quốc gia hưng thịnh. Trong pháp ấy, nhấn mạnh tinh thần: Hòa hợp, tôn trọng dân chủ, dân quyền, xây dựng luật pháp nhân bản, tôn trọng quyền sống, quyền bình đẳng, tôn trọng các bậc hiền trí trong đời. (Xem Kinh Tăng Chi Bộ-Phẩm Vajji, HT. Thích Minh Châu dịch).

Khi dân chúng ở Vajji thực hành bảy pháp để tổ chức sức mạnh một quốc gia cho nên vua A Xà Thế không dám dùng âm mưu đánh chiếm mà phải chịu rút lui. Phật giáo Nguyên Thủy đã sớm có tư tưởng hộ quốc an dân theo tinh thần Phật dạy. Các kinh điển Đại thừa phát triển mà các thiền sư ứng dụng phong phú hơn, như Kinh Kim Cang, Bát Nhã, quan điểm: Tất cả pháp là Phật Pháp (Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp). Tinh thần từ bi vô ngã là thể nhập vào xã hội để bảo hộ đời sống hòa bình nhân loại, là tư tưởng chủ đạo dấn thân giúp đời.

Vua Đinh Tiên Hoàng (924- 979), có công dẹp loạn 12 sứ quân, nội loạn này cũng có nguyên nhân từ việc giặc Tàu gieo rắc từ trước. Nhà vua chính thức mời thiền sư Khuông Việt nhậm chức Tăng Thống, cố vấn hành chính cho triều đình. Thiền sư cũng giúp Vua Lê Đại Hành trong công tác chính trị và ngoại giao. Điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay cần quan tâm, dùng đạo đức cảm hóa nhân dân, thương dân mới giữ vững đất nước. Lòng dân mến thuận thì mọi thế lực ngoại xâm không còn có chỗ dựa để thôn tín, đồng hóa hay chiếm đoạt đất nước.

Vua Lê Đại Hành (980- 1005), vị vua thời tiền Lê, có công chống giặc Tống phương bắc, dẹp quân Chiêm Thành phương nam để cũng cố đất nước Đại Cồ Việt. Khi Vua hỏi thiền sư Đỗ Thuận (914-990) về vận nước, thiền sư đã trả lời như sau: “ Vận nước như dây quấn. Trời Nam ôm thái bình. Đạo đức ngự cung điện. Muôn xứ hết đao binh” (1) (Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiên lý thái bình. Vô Vi cư điện các. Xứ xứ hết đao binh). Bài: Vận Nước (Quốc Tộ), được xem như bản tuyên ngôn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Vua được xem là thiên tử, người lãnh đạo muôn dân trăm họ, trong tổ chức pháp quyền phong kiến, Vua đứng trên cả thầy và cha mẹ, với tư tưởng “Quân-Sư-Phụ.” Toàn dân ví như mây quấn lại, hướng về Vua lãnh đạo, vua và dân cùng lý tưởng sống vì dân tộc thì quốc gia hùng mạnh, thanh bình.

Thời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên sáng lập triều đại nhà Lý. Vị Vua anh minh này được thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) đào tạo ngay thuở bé và cùng triều thần lập ngôi vua. Thiền sư Vạn hạnh đã từng cố vấn cho vua Lê Đại Hành đánh Tống, thống nhiếp quân Chiêm Thành. Thiền sư năng động, học rộng hiểu nhiều, làm việc đại sự giúp vua bình trị đất nước với lòng bi mẫn của hạnh Bồ Tát. Thiền sư ra đi đã để lại cho hậu thế những lời dạy cao quý của bậc thấu đạt lẽ có không và thịnh suy ở đời: “ Thân như bóng chớp chiều tà. Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời. Sá chi suy thịnh việc đời. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.” (2) (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô) . Các nhà sư xem thân như huyễn, dấn thân cõi đời như huyễn để cứu khổ ban vui.

Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu tiên của thời đại nhà trần, văn võ song toàn, cũng là một thiền sư lỗi lạc, mang tinh thần nhập thế. Năm 1258, đích thân nhà vua đã đích thân lãnh đạo quân đội đánh bật quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước. Ông vận dụng tư tưởng: “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình” (Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm). Tư tưởng Thái Tông trong vai trò lãnh đạo quốc gia, phát huy đạo lý giải thoát trong mọi hoàn cảnh, làm nền tảng cho hình thành phái thiền Trúc Lâm sau này. Thời đại Nhà Trần với các vị vua kế tiếp đều đem hết sức mình cứu nước, cứu dân, đó là niềm tự hào muôn đời cho thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, đất nước chúng ta đang bị quân Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, chiếm dụng đất đai biên giới và hình thức đồng hóa qua các hợp đồng lãnh thổ xây dựng khu dân cư trong lòng đất Việt. Đằng sau quan hệ kinh tế là nạn đe dọa về môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vô số món hàng giả, thực phẩm giả đã ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, người dân đang chịu cảnh sống lo âu và bế tắc. Sự phân hóa rõ rệt trong mọi tầng lớp người dân, một dân tộc hiện tại không còn tự tin về chủ quyền dân tộc thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Vậy bài học vì dân vì nước mà dấn thân bảo vệ là sức mạnh thiêng liêng vốn có ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nếu bỏ dân sẽ mất nước. Ngay trong tiếng nói trung thực để đòi quyền sống người dân hôm nay là thông điệp định hướng cho hành động cứu nguy dân tộc. Đáng lý xem đó là sự nỗ lực đáng khích lệ thay vì đàn áp và ngược đãi.

Hãy hướng về truyền thống cao thượng của tổ tiên, của các bậc anh hùng ái quốc để sống có trách nhiệm với dân tộc. Hãy thương dân, hãy quý dân, hãy vì dân, hãy đồng cảm với nỗi khổ của dân, hãy đồng hành với dân. Không phân biệt tôn giáo, địa vị, ai là người con dân Việt, người có lương tri và ân nghĩa hãy tự nhận thức trước thảm họa giặc Tàu trên đất Việt. Mọi người dân vô tội như đàn cá nhốt trong chảo lớn khi lò lửa nung nóng và cơn đau quằn quại sẽ diễn ra trong vài giây phút sau đó. Dân tộc chúng ta trước thảm họa xâm lược của Trung Quốc hôm nay cũng như thế.

Trong giáo lý Tứ đế, bốn chân lý chắc thực trên hai phương diện chân đế và tục đế thuyết minh cho đạo đức giải thoát trong hiện thực nhân sinh. Truy tìm nguyên nhân khổ đau để loại bỏ là phương pháp nhất quán cho lập trường Phật giáo trong xã hội hiện tại. Một nhà lãnh đạo, một chủ thuyết mù quáng mới chọn lựa con đường xâm lấn, cướp giựt để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước là điều không thể có được. Sự đàn áp, sự che đậy nỗi đau, nỗi khổ của dân là hành động đê hèn vô lương tâm tiếp tay nối giáo cho giặc, nhấn chìm tổ quốc trong lầm than và trong niềm tủi nhục là tội bán nước hại dân.

Người dân là bảo vật của đất nước, người dân cùng khổ đáng được bảo bọc và che chở trước mọi chướng nạn cuộc đời. Tiếng kêu thương của dân là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi nhắc nhở mọi người dân Việt có lương tâm nòi giống hãy vươn lên trước mọi cường quyền ngang trái để giữ gìn đất nước tổ tiên lâu đời gầy dựng và bảo vệ. Đất nước thực sự độc lập và tự do là chiếc nôi kỳ diệu nuôi lớn mọi thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và muôn đời./.


Xem thêm:
Đọc thêm..